Lịch sử hoạt động Grumman_F8F_Bearcat

Vào ngày 25 tháng 8 năm 1946, đội thao diễn hàng không Blue Angels chuyển sang sử dụng kiểu máy bay Grumman F8F-1 Bearcat và giới thiệu đội hình bay "kim cương" nổi tiếng.

Chiếc nguyên mẫu F8F được đặt hàng vào tháng 11 năm 1943 và bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 21 tháng 8 năm 1944, chỉ trong vòng chín tháng sau đó. Chiếc máy bay sản xuất hàng loạt đầu tiên được giao vào tháng 2 năm 1945 và phi đội đầu tiên sẵn sàng hoạt động vào ngày 21 tháng 5, nhưng Thế Chiến II đã kết thúc trước khi chiếc máy bay có dịp tham gia chiến đấu.

Sau chiến tranh, chiếc F8F trở thành máy bay tiêm kích chủ yếu của Hải quân, và được trang bị cho 24 phi đội tiêm kích. Thường được xem là một trong những máy bay (nếu không phải là chiếc tốt nhất) điều khiển tốt nhất trang bị động cơ piston, tính năng bay của nó thậm chí còn vượt hơn nhiều chiếc máy bay phản lực đời đầu. Khả năng bay thao diễn của nó được biết khi đội thao diễn hàng không Blue Angels chuyển sang sử dụng kiểu máy bay Grumman Bearcat vào năm 1946, và bay chúng cho đến khi đội bị tạm thời giải tán vào năm 1950 (do Chiến tranh Triều Tiên). Chiếc Grumman F9F PantherMcDonnell F2H Banshee đã thay thế hầu hết những chiếc Bearcat trong phục vụ với Hải quân Mỹ, do tính năng bay và các ưu thế khác vượt trội hơn những chiếc máy bay tiêm kích động cơ piston.

Một chiếc F8F-1 phiên bản sản xuất không được cải tiến vào năm 1946 đã lập được một kỷ lục về tốc độ lên cao 3.048 m (10.000 ft) trong vòng 94 giây sau khi cất cánh từ khoảng cách 350 m (115 ft). Chiếc Bearcat đã giữ kỷ lục này trong vòng mười năm cho đến khi bị một máy bay tiêm kích phản lực hiện đại phá vỡ (mà vẫn không sánh được quãng đường băng cất cánh ngắn của chiếc Bearcat).

Các quốc gia khác từng sử dụng Bearcat bao gồm không quân của PhápThái Lan. Pháp đã sử dụng những chiếc Bearcat như là kiểu máy bay tiêm kích-ném bom trong Chiến tranh Đông Dương vào đầu những năm 1950.

Các cuộc đua hàng không

Chiếc Rare Bear từng phá kỷ lục đua hàng không.

Những chiếc Bearcat đã trở nên thông dụng trong các cuộc đua hàng không. Một chiếc Bearcat được dự trữ và tài trợ bởi Bill Stead từng chiến thắng giải Đua hàng không Reno lần đầu tiên vào năm 1964. Rare Bear, một chiếc F8F có nhiều cải tiến do Lyle Shelton sở hữu, tiếp tục thống trị sự kiện này trong vài thập niên, thường cạnh tranh cùng với Daryl Greenamyer, một phi công đua nổi tiếng khác từng chiến thắng và lập kỷ lục cùng chiếc máy bay của riêng mình. Rare Bear cũng lập nhiều kỷ lục khác, bao gồm kỷ lục thế giới về tốc độ bay 3Km dành cho máy bay động cơ piston là 850,26 km/h (528,33 dặm mỗi giờ) lập vào năm 1989, và một kỷ lục mới về tốc độ lên cao 3.000 m trong 91,9 giây lập vào năm 1972, phá kỷ lục cũ vào năm 1946 như đã nêu ở trên.[9][10][11]

Cho đến nay còn có khoảng 11 chiếc Bearcat còn bay được, tám chiếc được phục chế để trưng bày và khoảng một tá xác máy bay hoặc đang trong kế hoạch phục chế.